Phần 1. Tôi cần chuẩn bị gì trước khi viết bài PR cho doanh nghiệp? (Chiếm 60% thời gian)

Giống như nấu ăn, để có 1 món ăn ngon, bạn cần chuẩn bị và tìm mua những nguyên vật liệu tươi ngon và phù hợp.

Viết bài PR cũng vậy!

1. Xác định mục đích viết bài PR để làm gì?

Công ty, sản phẩm của bạn đang gặp vấn đề gì? Tại sao bạn cần viết 1 bài PR? Bài PR này sẽ giúp giải quyết vấn đề gì cho bạn. Thông thường có nhiều mục đích nhưng tựu chung có 3 mục đích chính khi viết bài PR cho doanh nghiệp.

  • Để push sales.
  • Để tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Để xử lý khủng hoảng.

P.s. Tùy vào mỗi mục đích mà chúng ta sẽ chọn cách viết khác nhau.

2. Xác định rõ chủ đề cần viết?

Viết cho 1 sản phẩm A, B, C cụ thể.

  • Viết về 1 tấm gương, 1 nhân vật đặc biệt của công ty X, Y, Z.
  • Viết về 1 sự kiện, 1 buổi khai trương, 1 buổi ra mắt.
  • Viết để thuyết phục khách hàng.
  • Viết để dằn mặt đối thủ.
  • Bla…. Bla….

3. Nghiên cứu thông tin về đối thủ, về các bài quảng cáo, về các bài PR đã viết về chủ đề này chưa?

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Đừng vội bắt tay ngay vào viết mà hãy nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ. Càng tìm hiểu nghiên cứu kỹ, bài PR của bạn càng hiệu quả.

Các câu hỏi sau cần nghiên cứu.

  • Trên thị trường hiện nay đã có bài PR nào có liên quan?
  • Các bài PR đó viết theo chủ đề gì? Thông điệp đã truyền tải là gì?
  • Phản hồi của người đọc, của khách hàng về bài PR đó thế nào?
  • Các bài PR đó hay chỗ nào, dở chỗ nào?

4. Xác định đối tượng truyền thông của bài PR là ai?

Cần phân biệt rõ khách hàng là ai. Người tiêu dùng là ai.

Ví dụ: Với sản phẩm là 1 chiếc nôi cho bé dưới 2 tuổi.

Khách hàng: là bố mẹ có con nhỏ.

Người tiêu dùng: các bé dưới 2 tuổi.

=> Đối tượng truyền thông ở đây: là bố mẹ có con nhỏ.

Tiếp đến, cần xác định xem thói quen, hành vi, nhận thức hiện tại của đối tượng khách hàng này như thế nào? Họ làm gì, họ quan tâm đến chủ đề gì, quan tâm đến những vấn đề muôn thuở nào….? Để từ đó chọn cách tiếp cận và hướng viết phù hợp cho bài PR để đối tượng truyền thông quan tâm.

5. Chọn thông điệp cốt lõi mà bài PR cần truyền tải

Không giống như 1 bài báo, 1 bài thơ, 1 bài văn. Mỗi bài PR dù hay, dù dở ra sao. Nhưng sau khi người đọc xem xong mà không nhận được 1 thông điệp cốt lõi nào. Thì bạn đã thất bại.

Để biết cách chọn 1 thông điệp đưa vào bài PR? (Sẽ có 1 bài viết chi tiết về phần này)

6. Sau khi chạy bài PR, bạn muốn đối tượng truyền thông của mình thay đổi nhận thức như thế nào?

Câu này cần phải trả lời thật rõ ràng, ngắn gọn. Bạn nên điền vào dấm …. bên dưới.

Tôi muốn sau khi đọc bài PR khách hàng của tôi sẽ……………………(bạn phải là người điền vào dấu 3 chấm)

Nên viết ngắn gọn, câu này sẽ giúp bạn định hướng cho bài PR và không bị lạc đề.

Ví dụ:

Tôi muốn sau khi đọc/xem bài PR khách hàng của tôi sẽ nghĩ rằng sản phẩm tã giấy XYZ có tính hút thấm rất tốt trong vòng 24h so với các loại tã giấy khác.

7. Phác thảo sơ bộ dàn ý của bài PR dựa trên thông tin nghiên cứu được ở các bước trên

Chúc mừng, đến bước này việc nghiên cứu của bạn đã hoàn tất. Bây giờ bạn cần tổng hợp, chắt lọc các thông tin đã nghiên cứu được thành 1 dàn ý sơ bộ để chuẩn bị viết bài PR như bảng sau.